Khám phá những điều thú vị về dòng giày Adidas Crazylight Boost 2016ENGLIGH

Dòng giày Adidas Crazylight Boost 2016 đang rất được đón chờ đối với các ballers trên toàn thế giới. Sau đây, chúng tôi xin được tiết lộ những điều thú vị về dòng giày này bạn có thể tham khảo.

  1. Đôi giày bóng rổ thứ 3 sử dụng full-length Boost

Nếu như D.Rose 6 không phải full length mà có 2 đơn vị Boost tách biệt ở mũi và gót, phân biệt bởi một lớp midsole StableFrame ở giữa thì D.Rose 5 lại hoàn toàn sử dụng Boost trải đều từ gót đến mũi chân. Và chỉ trước khi Crazylight 2016 ra mắt Adidas lại tung ra Rose Englewood Boost trong cùng tầm giá sử dụng nguyên bộ đế của D.Rose 5.

Đế full-length Boost của Rose Englewood Boost

Sẽ chính xác hơn nếu nói Crazylight Boost 2016 là đôi có midsole làm hoàn toàn từ Boost hay như Adidas gọi là Boost từ “gót đến đầu ngón chân” nhưng có lẽ đôi khi hãy để bộ phận marketing làm quá lên một tí. Adidas cũng từng làm điều tương tự với khẩu hiệu “đôi giày chạy tốt nhất” khi ra mắt Ultra Boost vậy thôi.

  1. CLB 2016 là phiên bản Crazylight rẻ nhất từ trước đến giờ

Là đôi giày bóng rổ đầu tiên sử dụng hoàn toàn 100% Boost cùng các vật liệu chất lượng cao khác như vải Jacquard, đế từ cao su Continental hay vân đế tốt nhất trong dòng Crazylight, phiên bản 2016 là một sự ngạc nhiên lớn khi chỉ được bán với giá $140.


Phiên bản Crazylight rẻ nhất từ trước đến giờ

Đây là một cái giá rất gần với thời điểm trước 2013 khi tất cả những đôi giày hot nhất của Adidas chỉ có giá $110. Các bạn nên biết adizero Crazylight cũng có giá từ $130 đến $140, tương tự với 2 bản 2014, 2015.

  1. Crazylight Boost 2016 không quá nhẹ

Kể từ khi Adidas bỏ adiZero và thêm Boost vào tên dòng Crazylight thì cũng đồng thời khai tử cho chính dòng giày nhẹ nhất của mình. Với trọng lượng xấp xỉ 300 gram cho cỡ giày 10.5 US của 3 phiên bản adiZero, 2 phiên bản Boost 2014 và 2015 đã tăng trọng lượng lên khoảng 350 và 380 gram. Crazylight Boost 2016 tiến thêm một bước do sử dụng 100% Boost ở midsole, tăng tổng trọng lượng lên đến 450 gram.

Giày nam Adidas Men’s Basketball Crazylight Boost Low 2016 Shoes B49755

Tuy nặng hơn nhưng với thiết kế tối giản và phần outsole được bo tròn các góc giúp cho Crazylight Boost 2016 không tạo cảm giác nặng nề trên sân. Cộng thêm việc trọng lượng quá nhẹ của adiZero Crazy Light cũng đồng nghĩa với chúng rất thiếu chắc chắn và chất liệu ép nhiệt SprintWeb rất dễ cấn vào chân.

  1. Crazylight Boost 2016 được “Primeknit hóa”

Các phiên bản trước sử dụng chất liệu vải dệt dạng Jacquard (gần gần giống Flyweave của Nike, Jordan) gia cố bằng một lớp mỏng TPU cũng như hai miếng nhựa ở gần cổ chân. Phiên bản Primeknit sắp được ra mắt lại bỏ các chi tiết trên mà được thiết kế liền với lưỡi gà gần như Ultra Boost vậy.

Theo như nhận định ban đầu thì bản Primeknit sẽ ôm chân đều hơn do bỏ bớt hai miếng nhựa hai bên nhưng đồng thời bạn sẽ khó tinh chỉnh theo ý mình hơn và cũng sẽ có phần không chắc chắn bằng.

  1. Nhà thiết kế của Crazylight Boost 2016 chỉ mới 22 tuổi

Nick Daiber, cha đẻ của đôi giày low top là một anh chàng 22 tuổi đã bỏ đại học đi theo ngành thiết kế. Được biết đây sẽ là đôi giày cuối cùng James Harden đi trước khi chuyển sang dòng giày signature của anh vào năm sau.

Nick Daiber – cha đẻ của đôi giày Crazylight Boost 2016

Trả lời phỏng vấn của Solecollector, Daiber đã nói “Dòng Crazylight vốn tập trung vào việc tạo ra những đôi giày tốt nhất có thể với trọng lượng tối thiểu nhưng nó (Crazylight Boost 2016) thể hiện sự chuyển đổi từ cách nghĩ đó. Full-length Boost làm cho đôi giày không nặng lên nhưng thực ra trên sân bóng chúng lại rất “nhẹ”, kể cả khi chân bạn đã thấm mệt bạn vẫn sẽ không bị đuối nhờ sự có mặt của Boost. Sự thay đổi này xuất phát từ việc chúng tôi muốn người dùng được thoải mái hơn.”

  1. Roll cage, điểm nhấn của CLB 2016 vốn không có trong thiết kế ban đầu

Trong vài hình ảnh lộ ra về một đôi Crazylight Boost 2016 với logo Andrew Wiggins với chung chất liệu Jacquard ở upper nhưng cách bố trí dây và hoàn toàn không có dấu hiệu gì của phần roll cage ở phía bên ngoài mũi chân. Có thể thấy rõ từ ảnh trên là phần Boost ở mũi không những hở ra mà còn lồi hẳn ra ngoài. Một trong những điểm yếu tai hại của Boost là độ chắc chắn thấp khiến việc đưa midsole full-length Boostvào giày thể thao gặp khá nhiều sự trì hoãn và roll cage là cách Adidas xử lý vấn đề này sau. “Roll Cage” ở đây là một miếng TPU từ nhựa dẻo được áp vào phía ngoài mũi chân nơi Boost lộ ra để tạo thành một một phần của outsole/midsole giúp giữ đôi giày không bị lật gây chấn thương cổ chân.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *